NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THI CÔNG NHÀ XƯỞNG

Nhà xưởng là nơi gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà xưởng cần phù hợp với đặc thù lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mang lại thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh.

Thi công xây dựng nhà xưởng là việc khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau dầu, đây là việc rất quan trọng, cần phải lập kế hoạch và tính toán chi phí một cách kỹ lưỡng.

Quan trọng là nhà xưởng cần bền vững, tối đa hóa công năng sử dụng và tiết kiệm chi phí xây dựng. Một công trình chất lượng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất và phát triển bền vững. 

Vậy để xây dựng được nhà xưởng tối ưu, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì?

Những điều cần biết trước khi thi công xây dựng nhà xưởng.

1. Xác định được mục đích của việc xây dựng nhà xưởng:

Việc xác định mục đích của việc xây dựng nhà xưởng rất quan trọng, mục đích này không dừng lại ở việc xác định xây nhà xưởng để sản xuất sản phẩm của bạn mà cần được chuẩn bị chi tiết và rõ ràng hơn. Cần kết hợp nhiều yếu tố khác như: xây dựng nhà xưởng dễ dàng thay đổi diện tích, nhà xưởng phải an toàn….Xác định diện tích của nhà xưởng, thời gian xây và những yêu cầu cụ thể về chức năng của từng khu vực trong nhà xưởng.

2. Chọn công ty xây nhà xưởng chuyên nghiệp:

Hiện nay có rất nhiều công ty xây nhà xưởng chất lượng, chuyên nghiệp cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên để đảm bảo tìm được công ty có chất lượng tốt nhất, cần lưu ý một số tiêu chí dưới đây:

  • Có kinh nghiệm xây những nhà xưởng chuyên nghiệp tương tự.
  • Có đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm về cả thiết kế và thi công.
  • Có quy trình quản lý chuyên nghiệp và tuân thủ thời gian hoàn thành công trình chuẩn.
  • Có am hiểu về các loại vật liệu dùng cho công trình.

Bạn nên đặt ra những câu hỏi để có sự cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn. Hoặc có thể lựa chọn những công ty có uy tín thông qua sự giới thiệu của những người có uy tín trong giới chuyên môn.

3. Giá xây dựng nhà xưởng:

Giá xây nhà xưởng là một trong những vấn đề cần quan tâm nhất khi xây nhà xưởng. Hiện nay, các nhà thầu xây dựng thường có xu hướng cạnh tranh giá với nhau để được trúng thầu. Tuy nhiên, giá rẻ chưa chắc đã là điều tốt, việc chấp nhận giá của nhà thầu nào đó dựa vào phần lớn ngân sách đã định trước. Và hơn hết là giá của gói thầu sẽ đi liền với phương án xây dựng tốt nhất cho nhà xưởng của bạn.

4. Quy trình xây dựng nhà xưởng:  

Việc nắm rõ quy trình xây dựng nhà xưởng vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí khá lớn trong việc xây dựng nhà xưởng.

Các bước cơ bản trong quy trình xây dựng nhà xưởng cần có:

  • Bước 1: Khảo sát khu vực thi công. Bàn bạc về ý tưởng và nhu cầu về nơi xây dựng nhà xưởng.
  • Bước 2: Thiết kế sơ qua về cơ sở nhà xưởng cũng như vị trí và diện tích.
  • Bước 3: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật trước khi xây dựng nhà xưởng.
  • Bước 4: Thi công xây dựng nhà xưởng.
  • Bước 5: Nghiệm thu và sử dụng nhà xưởng.

Trong quá trình thi công xây dựng, cần phải lưu ý đến những hạng mục xây dựng cơ bản như: xây dựng móng, nền, kèo cột thép, khung kèo lợp mái, thiết bị chiếu sáng, sơn nền epoxy…

>>> Tham khảo: Mẫu nhà xưởng nhỏ cho doanh nghiệp vốn đầu tư ít

Những chú ý khi xây dựng nhà xưởng.

1. Lập dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng thật chi tiết:

  • Công việc đầu tiên khi bạn muốn xây dựng nhà xưởng đó chính là lên kế hoạch và lập dự toán chi phí. Ngoài chi phí nguyên vật liệu thì đơn giá nhân công xây dựng nhà xưởng và chi phí thiết kế nhà xưởng đều là những khoản đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
  • Hiện nay, nhà xưởng thường được xây theo hình thức nhà thép tiền chế, trong đó ống thép, xà gồ và tôn là những nguyên vật liệu chủ yếu và chiếm một khoản ngân sách lớn trong tổng chi phí xây dựng nhà xưởng.
  • Để có thể lên được dự toán chi phí chính xác nhất, cần phải khảo sát và nắm được mặt bằng chung đơn giá nhân công xây dựng nhà xưởng, đơn giá các loại  nguyên vật liệu..
  • Tùy vào khả năng tài chính, quy mô nhà xưởng cũng như mục đích kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh  mà bạn chọn lựa loại vật liệu phù hợp.

Việc lên dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng là một công việc đòi hỏi phải được tính toán và cân đối một cách kỹ lưỡng, kết hợp so sánh với thị trường để đưa ra một mức chi phí dự trù sao cho phù hợp nhất.

2. Chú ý khi xin giấy phép xây dựng nhà xưởng:

  • Sau khi lên được dự toán và hoàn chỉnh kế hoạch thi công xây nhà xưởng, bước tiếp theo cần thực hiện là các thủ tục xin giấy phép xây dựng. Với mọi công trình dù quy mô nhỏ hay lớn được xây dựng với mục đích kinh doanh đều phải xin giấy phép trước khi tiến hành khởi công.
  • Trước khi bắt đầu tiến hành xin cấp phép để được xây dựng nhà xưởng, bạn cần xác định rõ nền đất xây thuộc diện đất nông nghiệp hay đất công nghiệp để loại trừ những khả năng không được phép xây. Đồng thời với việc xác minh diện đất, cần tìm hiểu về các thủ tục cấp phép để nắm rõ thời gian cũng như những bước cần thực hiện.
  • Các loại giấy tờ cần thiết để xin phép xây dựng nhà xưởng:
  • Đơn xin giấy phép xây dựng.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà xưởng.
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế.
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của kỹ sư thiết kế trong bản vẽ.
  • Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy.
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
  • Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
  • Đối với nhà xưởng quy mô nhỏ, thủ tục thường đơn giản hơn. Những mẫu nhà xưởng tiền chế, quy định sẽ khắt khe hơn, thủ tục phức tạp hơn.

3. Những lưu ý về phong thủy trong xây dựng nhà xưởng:

  • Khi xây dựng nhà xưởng, phong thủy là một trong những điều rất quan trọng có thể giúp mang đến sự thuận lợi, may mắn, tài lộc trong làm ăn cho gia chủ.
  • Tuy nhiên, việc thuận theo phong thủy trong xây dựng nhà xưởng không phải là bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Mọi yếu tố phong thủy cần được thực hiện dựa trên sự phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị. Không nên vì chạy theo những yếu tố phong thủy mà gây ra sự không thoải  mái, bất tiện trong công việc.
  • Những điều cấm kỵ trong khi xây dựng nhà xưởng:
  • Khoảng trống lớn trong xưởng: Trong việc bố trí nhà xưởng, bạn không nên tạo sự bất cân xứng, một bên tập trung làm việc, một bên bỏ không khiến vượng khí phân tán.
  • Bố cục xưởng phân tán: dù bạn sở hữu một khoảng đất rất rộng, nhưng nếu không vì đảm bảo mục đích sản xuất kinh doanh, bạn không nên xây dựng nhà xưởng ở các khoảng cách xa nhau. Nên tập trung, quy tụ lại một nơi để có thể tụ tài, phát lộc.
  • Tránh xây dựng nhà xưởng trên nền đất âm khí lớn, địa thế không vững, nền đất dễ sạt lỡ, lún và ngập lụt. Đồng thời, sau lưng nhà xưởng nên có thể tựa sơn hoặc tránh xa ao hồ, sông suối.

4. Lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng

  • Tôn lợp mái là nguyên liệu vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn chi phí xây dựng công trình nhà xưởng tiền chế.
  • Nên sử dụng tôn lạnh và lợp mái tôn cách nhiệt để giúp nhà xưởng luôn mát mẻ và bền vững đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
  • Đối với công trình lớn và quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh như nhà xưởng bạn nên sử dụng tôn có chất lượng tốt, của những nhà sản xuất tôn có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

5. Những điều cần lưu ý cần lưu ý khi xây dựng nhà xưởng tiền chế:

  • Tránh xây dựng ở những khu vực đông dân cư, hệ thống lưới điện cao thế . Việc xây dựng nhà xưởng ở những nơi này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, không thuận tiện giao thông khi cần vận chuyển hàng hóa, vật tư mà còn rất dễ gây ra chập cháy điện.
  • Trước khi thi công bạn cần chọn giờ và ngày động thổ. Việc chọn giờ tốt, ngày tốt sẽ mang đến nhiều thuận lợi, hạn chế những vận xuôi và tai ương trong quá trình làm việc.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về việc thi công nhà xưởng mà TPC muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
chat-active-icon